Các phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp
Một số kiến thức quan trọng về tứ giác nội tiếp
- Định nghĩa: Một tứ giác có bốn đỉnh cùng nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn.
- Định lý: Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 180 độ.
- Định lý đảo: Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 180 độ thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.
- Ngoài ra, ta còn có một số hệ quả:
– Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
– Góc nội tiếp bằng nửa góc ở tâm cùng chắn một cung.
– Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung bằng góc nội tiếp cùng chắn một cung.
Các phương pháp chứng minh tứ giác nội tiếp
Phương pháp số 1: Chứng minh tứ giác có tổng hai góc đối bằng 180 độ
Phương pháp này được xuất phát từ chính định nghĩa của tứ giác nội tiếp. Nội dung của phương pháp này như sau:“Nếu tứ giác ABCD có tổng hai góc đối bằng 180 độ thì tứ giác đó nội tiếp”
Hệ quả của nội dung này là:
Cho tứ giác ABCD:
- Nếu BAD = BCD = 90 độ thì tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O đường kính BD
- Nếu tổng hai góc kề bù EAD = BCD thì tứ giác ABCD nội tiếp
Phương pháp số 2: Chứng minh tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện
Ở phương pháp này, học sinh chú ý phải nhìn đúng hình đúng góc, nếu không sẽ bị tình trạng chứng minh sai nhưng kết quả đúng và ảnh hưởng tới những câu tiếp theo. Cụ thể, khi đề bài cho tứ giác ABCD và chứng minh được góc ngoài tại đỉnh A bằng góc C của tứ giác (góc A và góc C đối đỉnh) thì có thể kết luận tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp.
Phương pháp số 3: Chứng minh hai đỉnh cùng kề một cạnh, cùng nhìn cạnh đó dưới hai góc bằng nhau và bằng 90 độ
Phương pháp này áp dụng khi đề bài cho tứ giác ABCD và những dữ kiện gợi ý tính được rằng DAC = DBC = 90 độ. Từ đó, học sinh có thể kết luận tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn.
Phương pháp số 4: Chứng minh bốn đỉnh của một tứ giác cách đều một điểm xác định
Nếu đề bài cho trước một đường tròn tâm O có bán kính R thì bất kỳ điểm nào nằm trên đường tròn đều cách tâm một khoảng đúng bằng bán kính. Theo thầy Thắng hướng dẫn, dựa vào tính chất này, học sinh có thể dễ dàng chứng minh một tứ giác nội tiếp một đường tròn.
Ví dụ: Cho một điểm O cố định và tứ giác ABCD.
Nếu học sinh chứng minh được bốn điểm A, B, C, D cách đều điểm O với khoảng cách bằng R, tức OA = OB = OC = OD = R thì điểm O chính là tâm đường tròn đi qua bốn điểm A, B, C, D. Hay nói cách khác, tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O bán kính R.
Phương pháp số 5: Tứ giác có tổng số đo hai cặp góc đối bằng nhau thì tứ giác đó nội tiếp đường tròn
Trong phương pháp này, các em học sinh có thể chứng minh tổng số đo 2 góc đối bằng 180 độ thì có thể đưa ra kết luận tứ giác đó nội tiếp đường tròn.
Ví dụ: Cho một tứ giác tứ giác ABCD
Để ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn ⇔ góc A + góc C = góc B + góc D. Trong trường hợp đặc biệt tổng các góc đối bằng 180 độ ta có được hệ quả là phương pháp số 1.
Phương pháp số 6: Chứng minh tứ giác thuộc dạng tứ giác đặc biệt
Với phương pháp này, các em học sinh hãy chứng minh tứ giác đề bài đã cho là tứ giác có dạng hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi hoặc hình bình hành,… rồi từ đó suy ra tứ giác đã cho là tứ giác nội tiếp.
Một số lưu ý khi làm bài chứng minh tứ giác nội tiếp
- Học sinh nên vẽ hình rõ ràng, dễ nhìn và tránh vẽ hình tại một số trường hợp đặc biệt.
- Các kí hiệu góc, đoạn thẳng bằng nhau cần được đánh dấu rõ ràng.
- Bám vào giả thiết, kiến thức đã học để làm bài cho hiệu quả.
- Những yêu cầu của đề bài cũng có thể là hướng gợi ý để giải quyết bài toán.
- Không dùng những điều đang cần chứng minh để chứng minh lại chúng.
Trên đây là 4 phương pháp và những lưu ý giúp học sinh chứng minh tứ giác nội tiếp đơn giản, hiệu quả hơn. Các em chú ý theo dõi bài giảng và ghi chép đầy đủ để nắm vững kiến thức và áp dụng vào bài tập. Đồng thời, phụ huynh muốn giúp con ôn tập môn Toán cho kỳ thi cuối năm và luyện thi vào 10 hiệu quả, có thể đăng ký cho con một khóa học online tại nhà để tiết kiệm thời gian học thêm ở ngoài.